Khoảng gần 10 năm trước, vị trí hay chức danh HRD (Human Resource Director) – GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ chỉ thấy xuất hiện ở các công ty hoặc tập đoàn lớn của Việt Nam. Ở các công ty nhỏ hơn, vị trí này thường được gọi là Trưởng phòng Hành chính nhân sự hoặc Trưởng phòng Nhân sự.

Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây chức danh HRD ngày càng được sử dụng nhiều và phổ biến hơn ở các công ty vừa và nhỏ, có quy mô khoảng từ 100 nhân sự trở lên. Liệu có phải gọi là HRD thì hay hơn, sang hơn HRM hay theo mốt, theo trend thì thay đổi tên gọi như vậy?
Từ một vài góc nhìn dưới đây, mọi người có thể tìm ra câu trả lời của mình nhé!
– Các công ty vừa và nhỏ ở Việt Nam được ra đời và hoạt động trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề với số lượng gia tăng rất nhanh.
Từ 2013 với con số đăng ký thành lập doanh nghiệp mới là 15,707 đã tăng gần gấp đôi sau 10 năm với số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 33,905 đến quý I/2023 (nguồn: Tổng cục Thống Kê). Điều này cho thấy số lượng doanh nghiệp nhiều lên thì nhu cầu về quản trị vốn nhân lực càng lớn hơn.
– Một điều rất thú vị và cũng rất vui là những người chủ doanh nghiệp SMEs đã thay đổi tư duy rất nhiều, trong đó có cả thế hệ doanh nhân đi trước và thế hệ doanh nhân 8X, 9X nổi lên trong những năm gần đây. Sinh ra trong hoàn cảnh đất nước đã hoà bình và bước vào công cuộc đổi mới, xây dựng kinh tế và hội nhập với thế giới, những người sinh ra trong những năm 1980s, 1990s được hưởng trọn vẹn nền giáo dục có sự quan tâm của gia đình và nhà trường (điều mà trước đây khi đất nước khó khăn khó có điều kiện làm được). Họ được tiếp cận với internet, ngoại ngữ từ sớm và đặc biệt được mở mang tới những nền văn hoá, giáo dục mới thông qua việc đi du học tại nước ngoài. Hoặc nhiều người được làm việc trong các doanh nghiệp DFI, MNCs, các tổ chức quốc tế khi họ đến Việt Nam, được tiếp xúc với những phương thức quản trị hoàn toàn mới.

 

Không dừng lại ở đó, những người không có điều kiện trải nghiệm như trên cũng luôn nỗ lực không ngừng, tìm mọi cách để học hỏi ở trong nước như tham gia các chương trình đào tạo, các khóa học dành cho CEO thay đổi tư duy, năng lực quản trị. Trong mấy tháng trở lại đây, khi bắt đầu công việc tư vấn doanh nghiệp, trong những cuộc trò chuyện với những người chủ, một điều rất trùng hợp là các anh chị đều đã đi học rất nhiều chương trình đào tạo cho CEO ở cùng chuyên gia A, chuyên gia B, trường doanh nhân XYZ, …

Một điều rất rõ ràng là những người chủ doanh nghiệp Việt Nam đã và đang thay đổi tư duy, năng lực quản trị theo hướng hiện đại, bắt kịp với xu hướng của thế giới. Hầu hết họ đã xác định cho mình TẦM NHÌN – SỨ MỆNH – GIÁ TRỊ CỐT LÕI ngay từ khi doanh nghiệp còn rất nhỏ, sơ khai. Các MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN – MỤC TIÊU KINH DOANH cũng được xây dựng và thiết lập đầy đủ. Mối quan tâm trong tổ chức của họ bắt đầu dịch chuyển không chỉ quan tâm đến doanh thu, lợi nhuận mà còn sang cả quan tâm tới vấn đề CON NGƯỜI và PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. Điều này là hoàn toàn có thật khi khách hàng của VHRT ở các quy mô khác nhau từ công ty siêu nhỏ đến công ty vừa đều thể hiện rõ điều này.
Mặc dù BIẾT và MUỐN như vậy nhưng hiện tại những người chủ doanh nghiệp SMEs đang rất thiếu những người có thể HIỂU – ĐỒNG HÀNH – TRIỂN KHAI xây dựng và phát triển tổ chức, phát huy tối đa các nguồn lực trong đó có nguồn lực con người.
Đây chính là một trong những lý do các doanh nghiệp thực sự cần HRD thay cho HRM.

– Điều thú vị thứ ba chính là đến từ những con người trong tổ chức. Càng ngày, những người làm việc trong các tổ chức dù lớn hay nhỏ càng quan tâm tới nhiều khía cạnh hơn ở nơi làm việc.
Thống kê từ khảo sát của các công ty dịch vụ nhân sự trên thị trường cho thấy, ngoài quan tâm hàng đầu là vấn đề thu nhập thì họ còn quan tâm tới các chính sách phúc lợi, môi trường làm việc, người lãnh đạo & quản lý, cơ hội học hỏi & phát triển, các yếu tố giúp họ cân bằng công việc & cuộc sống, chăm sóc sức khoẻ cả vật lý & tinh thần, …

Sự khác biệt thế hệ lao động trong các tổ chức cũng ngày càng rõ nét khi gen Z – một thế hệ có các yêu cầu rất rõ ràng và nhanh chóng về cơ hội công việc, sự ghi nhận, và cơ hội phát triển cả về cá nhân lẫn nghề nghiệp ngày càng gia tăng số lượng.
… Thực tế còn rất nhiều khía cạnh, góc nhìn mà các bạn có thể chia sẻ, đóng góp thêm trong phần comment giúp mình để cho thấy việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam càng ngày càng cần vị trí HRD – GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ đích thực chứ không phải HRM khoác lên mình name card khác.
Vậy vì sao các bạn HR, HRM không thay đổi, không CHUYỂN HOÁ chính mình?
Chỉ là vấn đề thời gian khi nào thôi các bạn nhé nếu các bạn không muốn lỡ mất chuyến tàu của chính mình.
Hãy
LÀM ĐÚNG TỪ ĐẦU
LÀM CHUYÊN NGHIỆP NGAY TỪ KHI CÒN NHỎ!

Tham gia group cộng đồng của 1Academy để cập nhật những tin tức & sự kiện mới nhất!

Zalo phone