Stakeholder trong môi trường doanh nghiệp không chỉ là những người trực tiếp tham gia vào doanh nghiệp hay một dự án nào đó mà còn bao gồm các bên có ảnh hưởng đến sự phát triển của tổ chức. Trong bài viết dưới đây, 1Academy sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và thuật ngữ stakeholder và vai trò của họ trong doanh nghiệp.

1. Stakeholder là gì?

Stakeholder là những cá nhân hay nhóm người có mối quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp với doanh nghiệp hoặc dự án nào đó. Họ có thể là nhân viên, khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, nhà đầu tư hay một cộng đồng nào đó. 

stakeholder là gì
Stakeholder là gì?

Các stakeholder đóng vai trò quan trọng trong quá trình ra các quyết định then chốt và kết quả tổng thể của doanh nghiệp. 

Mối quan hệ của stakeholder và doanh nghiệp có thể hiểu theo 3 dạng lợi ích chính: 

  • Lợi ích tài chính: Đây là loại lợi ích mà các cổ đông hay nhà đầu tư đặc biệt quan tâm vì họ đầu tư vào công ty và mong đợi nhận lại lợi nhuận từ các khoản đầu tư này dưới dạng cổ tức, tăng giá trị cổ phiếu…
  • Lợi ích chiến lược: Đối với các stakeholder như đối tác kinh doanh, nhà cung cấp hay khách hàng chiến lược thì lợi ích mà họ tìm kiếm sẽ liên quan đến các chiến lược phát triển trong dài hạn của doanh nghiệp. Họ không chỉ tham gia vào các giao dịch tài chính trong ngắn hạn mà còn mong muốn hợp tác với doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu chiến lược tương lai như tăng trưởng thị phần, hợp tác đổi mới…
  • Lợi ích xã hội và môi trường: Các stakeholder như cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ hay các cơ quan chính phủ thì sẽ đặc biệt quan tâm đến tác động của doanh nghiệp đối với xã hội và môi trường. Những lợi ích này có thể không đo được cụ thể nhưng có ảnh hưởng sâu rộng đến uy tín và hoạt động của doanh nghiệp như việc bảo vệ môi trường, hỗ trợ cộng đồng, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp lý…

2. Phân loại stakeholder

Stakeholder có thể được phân thành nhiều nhóm khác nhau tùy vào mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của họ đến doanh nghiệp.

Phân loại stakeholder
Phân loại stakeholder

2.1. Internal stakeholder (Stakeholder nội bộ)

Internal stakeholder là những cá nhân hoặc nhóm bên ngoài tổ chức, trực tiếp tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp và chịu tác động trực tiếp từ các quyết định kinh doanh.

Những người này thường có ảnh hưởng nhất định trong việc ra quyết định, quản lý các hoạt động và góp phần vào sự phát triển của tổ chức. 

Internal stakeholder có thể là:

  • Cổ đông: Những người có sở hữu cổ phần trong công ty và có quyền quyết định thông qua các cuộc họp đại hội cổ đông
  • Nhân viên: Là lực lượng lao động chính, trực tiếp thực hiện các công việc vận hành doanh nghiệp và đóng góp vào đạt được mục tiêu chung của tổ chức
  • Cấp quản lý: Các giám đốc, quản lý cấp cao và quản lý cấp trung có quyền đưa ra quyết định chiến lược và điều hành công ty
  • Ban lãnh đạo: Nhóm người có vai trò giám sát, bao quát các hoạt động kinh doanh của công ty và đảm bảo rằng công ty vận hành hiệu quả.

2.2. External stakeholder (Stakeholder bên ngoài)

External stakeholder là những các nhân hoặc nhóm bên ngoài tổ chức, mặc dù không tham gia trực tiếp vào các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp nhưng vẫn chịu ảnh hưởng bởi các quyết định và chiến lược mà doanh nghiệp đưa ra. 

External stakeholder có thể là các đối tác, khách hàng hay tổ chức có sự quan tâm nhất định đến doanh nghiệp. Cụ thể:

  • Khách hàng: Những người mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và lợi ích của họ chính là chất lượng sản phẩm, giá trị gia tăng và dịch vụ tốt
  • Nhà cung cấp: Các công ty hoặc cá nhân cung cấp nguyên liệu, hàng hóa hoặc dịch vụ cho doanh nghiệp. Điều họ tìm kiếm là sự ổn định và lợi nhuận từ việc hợp tác lâu dài
  • Chính phủ và các cơ quan quản lý: Các cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức pháp lý giám sát hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật và tiêu chuẩn về an toàn, môi trường xã hội

2.3. Direct và Indirect stakeholder (Stakeholder trực tiếp và gián tiếp)

Direct stakeholder là những người hoặc nhóm người có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hoặc bị tác động trực tiếp từ các quyết định và chiến lược.

Ví dụ:

  • Nhân viên là những người trực tiếp thực hiện công việc và ảnh hưởng đến hiệu suất công ty
  • Khách hàng là người trực tiếp tiêu dùng và quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp

Indirect stakeholder là những cá nhân hoặc nhóm có thể không tham gia trực tiếp vào hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi các quyết định được đưa ra. 

Ví dụ:

  • Cộng đồng địa phương có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của doanh nghiệp đặc biệt trong trường hợp công ty có hành động khai thác tài nguyên và gây ô nhiễm môi trường. 
  • Các tổ chức phi chính phủ có thể ảnh hưởng đến các quyết định của doanh nghiệp thông qua các chiến dịch nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến môi trường hoặc xã hội. 

3. Tầm quan trọng của stakeholder

Stakeholder không chỉ là một nguồn lực tài chính mà cũng là những đối tác chiến lược lâu dài có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển bền vững trong dài hạn của doanh nghiệp.

Ảnh hưởng đến các quyết định mang tính chiến lược

Stakeholders đều là những người có vai trò nhất định trong định hình và phát triển chiến lược dài hạn của doanh nghiệp. Đặc biệt là cổ đông hay nhân viên là những người tham gia trực tiếp vào quản lý và thực thi chiến lược. 

Ví dụ, nếu doanh nghiệp đang muốn mở rộng thị trường sang nước ngoài thì việc tham khảo ý kiến của các khách hàng tiềm năng, nhà cung cấp địa phương và cơ quan quản lý nhà nước là quan trọng để đảm bảo chiến lược thành công

Thúc đẩy đổi mới và tạo ra giá trị

Mỗi nhóm stakeholder sẽ mang đến những ý tưởng và nhu cầu mong muốn khác nhau, từ đó giúp cho doanh nghiệp không ngừng cải tiến và sáng tạo giá trị. Khi các stakeholder cùng hợp tác chia sẻ, doanh nghiệp sẽ không chỉ đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà còn có khả năng dẫn đầu thị trường trong tương lai.

  • Khách hàng là nguồn động lực chính, đóng góp ý kiến về chất lượng sản phẩm hay yêu cầu dịch vụ. Phản hồi từ khách hàng chính là yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp phải đáp ứng tốt hơn với các nhu cầu thị trường
  • Đối tác và nhà cung cấp đóng góp vào sự phát triển công nghệ và quy trình sản xuất. Họ có thể cung cấp các giải pháp công nghệ tiên tiến, quy trình làm việc hiệu quả và các nguồn lực mới giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất
  • Nhân viên là những người đưa ra ý tưởng từ chính bên trong công ty. Họ đóng vai trò quan trọng trong nâng cao hiệu quả công việc và tạo ra giá trị mới cho doanh nghiệp

Tăng cường uy tín

Uy tín của doanh nghiệp không chỉ được xây dựng từ sản phẩm/dịch vụ doanh nghiệp cung cấp mà còn từ chính các mối quan hệ duy trì với stakeholder.

Khi các stakeholder tin tưởng và ủng hộ doanh nghiệp, môi trường kinh doanh của công ty sẽ trở nên tích cực và thuận lợi hơn, đồng thời giúp doanh nghiệp tăng cường khả năng thích ứng với các giai đoạn khó khăn hay sự cạnh tranh trên thị trường.

4. Chiến lược quản lý stakeholder hiệu quả

Việc xác định và quản lý các stakeholder là một quá trình dài hạn, đòi hỏi doanh nghiệp cần cân nhắc và chú trọng cẩn thận

Cách quản lý stakeholder hiệu quả
Cách quản lý stakeholder hiệu quả

Xác định rõ ràng các stakeholder

Để quản lý được hiệu quả thì trước tiên, doanh nghiệp cần xác định rõ stakeholder là những bên nào và phân loại họ thành từng nhóm riêng biệt với các mức độ ảnh hưởng khác nhau. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp tập trung được vào  các mối quan hệ quan trọng.

Giao tiếp thường xuyên và minh bạch

Thông tin là yếu tố quan trọng để xây dựng lòng tin với stakeholders. Doanh nghiệp cần cung cấp thông tin rõ ràng và minh bạch về các chiến lược, kế hoạch và kết quả thực hiện để đảm bảo mọi bên liên quan đều nắm bắt được hiện trạng của doanh nghiệp.

Giải quyết triệt để nhanh chóng các mâu thuẫn

Trong môi trường kinh doanh thì mâu thuẫn giữa các bên là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu không giải quyết kịp thời thì từ những mâu thuẫn này có thể dẫn đến các vấn đề lớn hơn. Do đó, doanh nghiệp cần có cơ chế chính sách giải quyết hiệu quả, chủ động trao đổi với các bên liên quan để đạt được lợi ích chung.

Tạo ra giá trị chung

Cốt lõi của việc quản lý stakeholder là đảm bảo rằng các bên liên quan đều nhận được lợi ích từ mối quan hệ hợp tác này. Vì vậy, doanh nghiệp cũng cần tạo ra một môi trường hợp tác đảm bảo các bên đều có cơ hội phát triển và nhận giá trị tương xứng.

5. Phân biệt giữa Shareholder và Stakeholder

Shareholder (Cổ đông) là những người sở hữu cổ phần của công ty và có quyền tham gia vào các quyết định quan trọng của doanh nghiệp. Cổ đông quan tâm chủ yếu đến lợi nhuận về mặt tài chính mà công ty mang lại, bao gồm cả cổ tức và giá trị cổ phiếu

Stakeholder (Bên liên quan) thì không chỉ có lợi ích về mặt tài chính mà còn có những lợi ích khác như bảo vệ môi trường, sự phát triển của cộng đồng hay quyền lợi đối với nhân viên. Các stakeholder có thể không phải là cổ đông nhưng họ vẫn có ảnh hưởng nhất định đến hoạt động của công ty. 

Tiêu chí Stakeholder Shareholder
Định nghĩa Là bất kỳ cá nhân, nhóm hay tổ chức nào có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi hoạt động của công ty. Thường là những người sở hữu cổ phần trong công ty, có quyền tham gia vào các quyết định tài chính.
Mối quan tâm chính Các yếu tố ngoài lợi ích tài chính như trách nhiệm xã hội, chất lượng sản phẩm, sự phát triển bền vững Lợi nhuận tài chính, giá trị cổ phiếu và cổ tức
Mối quan hệ với doanh nghiệp Có thể là nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, đối tác, cộng đồng hoặc chính phủ. Chủ yếu là các cá nhân hoặc tổ chức sở hữu cổ phiếu công ty.
Quyền lợi và ảnh hưởng Không trực tiếp liên quan đến lợi ích tài chính nhưng ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược dài hạn. Có quyền biểu quyết trong các cuộc họp cổ đông, ảnh hưởng đến các quyết định tài chính của công ty.
Quản lý và chiến lược Được quản lý thông qua các chiến lược liên quan đến phát triển bền vững, mối quan hệ đối tác và trách nhiệm xã hội. Được quản lý thông qua các chiến lược tài chính, cung cấp thông tin minh bạch và cổ tức hấp dẫn.

6. Một số vấn đề thường xảy ra liên quan đến các bên liên quan

Mâu thuẫn lợi ích

Các nhóm stakeholder có thể có lợi ích khác nhau và đôi khi đối lập nhau. Ví dụ, trong một công ty sản xuất, trong khi nhà cung cấp mong muốn tăng giá nguyên liệu, khách hàng lại mong muốn giá sản phẩm giảm xuống.

Thiếu thông tin hoặc giao tiếp không hiệu quả

Thông tin không được cung cấp đầy đủ hoặc giao tiếp không minh bạch có thể dẫn đến sự hiểu lầm, gây mất lòng tin và làm giảm sự hợp tác từ các stakeholder.

Phản ứng tiêu cực từ cộng đồng

Các quyết định của doanh nghiệp có thể không được cộng đồng hoặc các nhóm xã hội chấp nhận, dẫn đến các phản đối hoặc sự mất niềm tin.

Kết luận

Như vậy, ở bài viết trên, 1Academy đã giúp bạn hiểu về thuật ngữ “stakeholder” và vai trò của nhóm này đối với doanh nghiệp. Trong bối cảnh kinh doanh khốc liệt, việc hiểu rõ vai trò và các nhóm stakeholder khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp có chiến lược phù hợp để duy trì mối quan hệ và tận dụng vai trò của họ để có thể nâng cao cơ hội tăng trưởng trong dài hạn.

HỌC VIỆN 1ACADEMY

Tham gia group cộng đồng của 1Academy để cập nhật những tin tức & sự kiện mới nhất!

Zalo phone