Quản trị hiệu suất (Performance Management) là tập hợp các hoạt động và kết quả đầu ra đáp ứng các MỤC TIÊU của tổ chức một cách hiệu quả. Quản trị hiệu suất là tập trung vào quản lý các nhiệm vụ của toàn bộ tổ chức, bộ phận, nhân viên hoặc nhóm thực thi công việc.

Một hệ thống quản trị hiệu suất doanh nghiệp thường bao gồm những thành phần là:
– Quy định, quy trình về quản trị hiệu suất
– Các mục tiêu và kỳ vọng
– Các công cụ quản trị hiệu suất
– Các công cụ thống kê, đo lường hiệu suất
– Sự phản hồi liên tục
– Kế hoạch phát triển nhân viên
– Sự ghi nhận và tưởng thưởng


Trong một vài năm gần đây, một số doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm và áp dụng quản trị hiệu suất để quản lý và tối ưu hóa hiệu suất để đảm bảo rằng có thể đạt được kết quả tốt nhất cho tổ chức.

Việc triển khai hệ thống quản trị hiệu suất có nhiều khác biệt giữa các doanh nghiệp. Điều quan trọng đầu tiên khi quản trị hiệu suất là xác định rõ các mục tiêu của toàn tổ chức, của các bộ phận chức năng và truyền thông rõ ràng đến nhân viên để đảm bảo tính nhất quán, đồng lòng, đồng sức hướng đến mục tiêu chung. Tuy nhiên không nhiều doanh nghiệp làm được điều này, và thường chỉ dừng ở mục tiêu do các “sếp” vạch ra rồi để trong đầu hoặc trên file trong máy tính, trên bàn của “sếp”. Chưa kể đến việc thiếu nhất quán, mục tiêu không rõ ràng, thậm chí thay đổi liên tục.

Nhiều công ty mới chỉ quan tâm đến sử dụng công cụ nào – KPIs hay OKRs; một số đã gắn được hiệu suất với lương thưởng còn đa phần vẫn đang loay hoay. Nếu nhìn nhận một hệ thống quản trị hiệu suất đầy đủ 07 yếu tố như trên thì nhiều doanh nghiệp sẽ thấy mình đang tiếp cận chỉ ở một vài góc, thiếu sự toàn diện và đồng bộ.

Tham gia group cộng đồng của 1Academy để cập nhật những tin tức & sự kiện mới nhất!

Zalo phone