1. Nhân viên thường được điều chỉnh lương vì những lý do gì?
Trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào về lương của nhân viên, bộ phận Nhân sự cần đưa ra lý do đầy đủ và chính xác cho việc điều chỉnh này. Dưới đây là một số lý do phổ biến để điều chỉnh lương nhân viên:
Khi nhân viên được thăng chức.
Khi nhân viên được ghi nhận về thành tích đặc biệt xuất sắc.
Khi chi phí sinh hoạt trong khu vực tăng cao và mức lương hiện tại không đảm bảo cuộc sống.
Khi nhân viên có mức lương trước đó chưa tương xứng với năng lực của họ.
Khi cần cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh hoặc thị trường để giữ chân nhân viên.
Khi nhân viên có sự thay đổi về công việc như tăng hoặc giảm thời gian làm việc, khối lượng công việc, trách nhiệm công việc, …
Khi nhân viên được chuyển đến một vị trí khác.
Khi nhân viên bị giáng chức.
Khi cần giảm lương để ngăn chặn bất kỳ sự cắt giảm nhân sự nào
2. Những yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến việc điều chỉnh lương của CEOs đối với nhân viên?
Việc xem xét lương đối với nhân viên chịu ảnh hưởng của các yếu tố bên trong tổ chức cũng như từ bên ngoài tác động vào.
– Các yếu tố bên trong:
Chiến lược kinh doanh mà cụ thể là các mục tiêu kinh doanh cần đạt và kế hoạch triển khai.
Ngân sách, quỹ lương của công ty.
Các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn xem xét lương của công ty.
Kết quả hoàn thành công việc, kết quả đánh giá năng lực gần nhất của nhân viên.
Công việc của nhân viên trong thời gian tới.
– Các yếu tố bên ngoài:
Tỷ lệ lạm phát.
Mức điều chỉnh lương của thị trường.
Tình hình kinh tế xã hội ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Giải pháp nào cho doanh nghiệp khi xem xét điều chỉnh lương nhân viên trong giai đoạn hiện tại?
Trong bối cảnh kinh tế bất ổn và nhiều thách thức như hiện nay, việc điều chỉnh lương của nhân viên được thực hiện như thế nào để không trở thành gánh nặng cho doanh nghiệp mà vẫn giữ chân được nhân tài là một câu hỏi đau đầu dành cho các CEOs và HR. Dưới đây là một số gợi ý của 1Academy về vấn đề này:
CEOs cần xác định rõ và chính xác các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp để HRs đưa ra các tư vấn, đề xuất về cơ cấu tổ chức và chính sách nhân sự.
HR cần phối hợp chặt chẽ với Tài chính để xác định ngân sách điều chỉnh lương, phân bổ chi phí hợp lý, cân đối tỷ trọng phù hợp giữa chi phí cố định và chi phí biến đổi.
HR lên danh sách nhân viên đủ điều kiện xem xét lương theo quy định của công ty như: thời gian làm việc, thời gian giữ bậc lương, kết quả đánh giá hiệu quả công việc, kết quả đánh giá năng lực, …
HR làm việc trực tiếp với quản lý các bộ phận để nắm được yêu cầu công việc của nhân viên trong thời gian tới, cũng như những mong muốn và mục tiêu của nhân viên khi tiếp tục làm việc tại công ty.
Ngoài ra, HR còn cần nghiên cứu các chỉ số lạm phát, mức điều chỉnh lương của thị trường, sự cạnh tranh đến từ đối thủ cùng ngành hoặc khác ngành để đưa ra đề xuất mức điều chỉnh lương phù hợp, vừa đảm bảo cạnh tranh vừa nằm trong ngân sách.
Những ai sẽ được ưu tiên tăng lương nhất trong giai đoạn này?
Mức độ ưu tiên sẽ được 1Academy liệt kê từ ưu tiên cao nhất đến ưu tiên thấp nhất:
Nhân viên được thăng chức.
Nhân viên có kết quả công việc và năng lực vượt trội.
Nhân viên có kết quả và năng lực tốt đang nắm giữ những công việc liên quan đến năng lực lõi và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
Nhân viên có sự gia tăng rõ rệt về khối lượng, trách nhiệm công việc.
Nhân viên có mức lương không đảm bảo mức sống tối thiểu.
Những ai cần xem giảm lương trong giai đoạn này?
Mức độ lưu ý sẽ được 1Academy liệt kê từ mức độ cần giảm cao nhất đến cần giảm thấp nhất:
Những người bị giáng chức.
Những người thay đổi công việc theo hướng giảm khối lượng, trách nhiệm công việc, giảm giờ làm, …
Nhân viên có kết quả công việc không đạt yêu cầu nhưng ở những vị trí chưa thể cắt giảm.
Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết có thể giảm lương toàn bộ nhân sự để tránh cắt giảm hàng loạt.
Hy vọng một vài gợi ý trên đây, 1Academy sẽ mang đến sự hữu ích cho các anh CEOs, các HR khi giải quyết các vấn đề liên quan.